Nhiều doanh nghiệp khi bắt đầu thiết kế nội thất văn phòng sẽ gặp nhiều khó khăn về việc chuẩn bị thông tin ban đầu cũng như chưa hiểu rõ về quá trình thiết kế - thi công hoàn thiện, để quá trình hoàn thiện được nhanh gọn và tránh những thiệt hại không đáng có, chúng tôi tổng hợp gửi đến khách hàng những thông tin cơ bản để giúp quá trình thiết kế và thi công diễn ra nhanh chóng và đem lại chất lượng tốt nhất có thể.
Dưới đây sẽ là những thông tin dành cho bạn:
-----------------
1. Quá trình thiết kế - thi công nội thất văn phòng
Tương tự như quá trình thiết kế các dự án khác, thông thường sẽ trải qua các bước sau:
Khảo sát hiện trạng
Gặp gỡ nắm bắt thông tin từ khách hàng
Đưa ra tư vấn thiết kế phù hợp với hiện trạng và nhu cầu của khách hàng
Hoàn thiện phương án thiết kế
Hoàn thiện phương án thi công
Lập kế hoạch và theo dõi dự án hoàn thiện
Bàn giao dự án
Tuy nhiên, sẽ có vài điểm khác đó là:
Văn phòng của bạn bên trong các toà nhà văn phòng lớn, bạn cần cung cấp đủ thông tin về hiện trạng, khi đó cần có các danh sách bản vẽ xin phép theo yêu cầu từ toà nhà trước khi bắt đầu thi công.
Công ty của bạn có những đặc thù ngành nghề riêng biệt, cần được tư vấn và chỉnh sửa thiết kế phù hợp nhất với nhu cầu sử dụng.
Văn phòng của bạn có thời hạn thuê và sử dụng ngắn, điều này cũng cần cung cấp trước khi thiết kế, nhằm giảm các chi phí phát sinh không cần thiết và có phương án thiết kế ngắn hạn, nhanh chóng. Tuỳ theo từng dự án sẽ có các thông tin khác nhau cần đáp ứng và chuẩn bị trước khi thiết kế - thi công văn phòng, vì vậy liên hệ và tìm được đơn vị uy tín sẽ giúp ích rất nhiều cho doanh nghiệp của bạn đấy.
2. Thông tin cần cung cấp cho đơn vị thiết kế nội thất văn phòng
Khi bắt tay vào thiết kế văn phòng bạn cần có các thông tin cơ bản sau:
Tổng diện tích văn phòng: Diện tích này sẽ bao gồm cả những khu vực giao thông như hành lang, lối đi, hướng tiếp cận… Để đảm bảo diện tích thiết kế đúng nhất bạn hãy cùng với đơn vị thiết kế đo đạc tại hiện trạng, việc tới trực tiếp tại địa điểm thiết kế sẽ giúp đội thiết kế nắm bắt thông tin cụ thể và triển khai tốt hơn.
Hình thức kinh doanh : Văn phòng của bạn sẽ hoạt động ngành nghề nào? Có mở rộng trong tương lai hay không? Hình thức hoạt động có những đặc thù nào riêng cần đặc biệt chú ý không? Bạn hãy cân nhắc và cung cấp vài thông tin cơ bản về doanh nghiệp để giảm các chi phí phát sinh sau này. Ví dụ, doanh nghiệp của bạn hoạt động lĩnh vực công nghệ thông tin, nhân viên có khả năng tăng ca thường xuyên, đội thiết kế sẽ đề xuất thêm khu pantry ăn uống cho những nhân viên làm việc muộn. Hoặc bạn có thể cung cấp các loại bàn điều chỉnh được chiều cao mặt bàn, điều này giúp nhân viên làm việc thoaỉ mái và chất lượng hơn.
Số lượng nhân viên trong văn phòng: cụ thể sẽ là số lượng nhân viên full time, số lượng nhân viên part time, bạn cũng có thể cung cấp cụ thể số lượng và thời gian nhân viên sử dụng văn phòng.
Các loại không gian trong văn phòng : Tuỳ vào nhu cầu sử dụng bạn có thể phân chia ra các không gian cần thiết như: phòng giám đốc, phòng họp, phòng làm việc chung, pantry, kho…
Số lượng phòng ban: Nếu có thể tổng hợp ngay từ đầu số lượng phòng cần cung cấp sẽ là điều tuyệt vời dành cho đội thiết kế, từ những thông tin đó, quá trình thiết kế sẽ nhanh hơn rất nhiều.
Tổng ngân sách chi trả: Bạn có thể cung cấp tổng số ngân sách bạn có thể chi trả, từ đó người thiết kế sẽ có những tính toán phù hợp với ngân sách của bạn. Tổng ngân sách sẽ bao gồm tổng chi phí về thiết kế, chi phí thi công hoàn thiện, và một phần nhỏ dành cho phát sinh. Một số đơn vị thiết kế sẽ đảm bảo phát sinh không quá 5% hợp đồng, tuy nhiên bạn luôn phải có những khoản dự phòng thêm để đảm bảo mọi thứ được hoàn thiện tốt nhất.
Những địa điểm xung quanh gần bên văn phòng của bạn: Điều mà ít khách hàng chú ý đó là những địa điểm, các hoạt động kinh doanh, các văn phòng bên cạnh nơi bạn chuẩn bị thực hiện dự án. Các hoạt động bên cạnh luôn có ảnh hưởng ít nhiều đến bạn đấy. Ví dụ như hoạt động chắn lối đi, làm cản trở khách hàng bước vào văn phòng của bạn hoặc gây ra nhiều tiếng ồn xung quanh. Vì vậy, bạn nên cân nhắc và lưu ý lại với đơn vị thiết kế để có những điều chỉnh phù hợp.
3. Có nên tự thiết kế văn phòng hoặc mua sẵn đồ dùng văn phòng hay không?
Điều này tuỳ thuộc vào sở thích và quy mô kinh doanh của bạn. Nhưng với vị trí nhà thiết kế thì lời khuyên dành cho bạn sẽ có 2 trường hợp sau:
Văn phòng của bạn dành cho cá nhân: Với văn phòng cá nhân hoặc từ 2 -3 nhân sự, bạn vẫn có thể tự sắp xếp đồ nội thất và tạo ra không gian làm việc của riêng bạn. Những đồ dùng văn phòng bán sẵn thường được làm theo thông số kích thước chung, nên khó tránh khỏi một số đồ dùng sẽ không đúng với nhu cầu của bạn.
Văn phòng có hoạt động kinh doanh lớn: Số lượng nhân viên từ 20-50 nhân sự, để đảm bảo phân chia được không gian làm việc tốt, mang đến sự thoải mái cho nhân viên và bảo mật thông tin cho doanh nghiệp là điều không dễ dàng. Lời khuyên dành cho bạn là không nên tự thiết kế văn phòng, với nhiều nhân sự và đặc thù kinh doanh riêng cho từng doanh nghiệp, bạn nên nhờ đến sự hỗ trợ từ các đơn vị thiết kế, các đơn vị về điện, kết nối thông tin, đơn vị thi công hoàn thiện… khi có nhiều người thì quá trình thực hiện sẽ nhanh hơn, các chi tiết vật dụng được thiết kế theo từng hình thức kinh doanh sẽ dễ dàng phù hợp với nhu cầu sử dụng của bạn.
Mọi thông tin chi tiết và tư vấn cụ thể cho từng loại văn phòng mời bạn liên hệ với chúng tôi để được thông tin phù hợp và chính xác nhất.
Comments